- Home
- Giới thiệu
- Tuyển sinh
- Đào tạo chính quy
- Đào tạo liên tục
- Chỉ đạo tuyến
- TT mô phỏng
- Thư viện
- Telehealth
- Y học trực tuyến
- HỘI THẢO KHOA HỌC BỆNH VIỆN BẠCH MAI LẦN THỨ 32
Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - Điều trị kết hợp SABA - SAMA
Ngọc Khanh và cộng sự
Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là bệnh lý trầm trọng, diễn biến rất rất thường gặp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD, là gánh nặng cho cộng đồng và cho từng người bệnh, có tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ 3 trong nguyên nhân gây tử vong của các bệnh lý trên thế giới, tuy nhiên có thể dự phòng và điều trị được. Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây nhiều hệ luỵ cho người bệnh như: Suy giảm chất lượng cuộc sống, sụt giảm nhanh chức năng hô hấp, chiếm phần lớn chi phí điều trị bệnh và là nguyên nhân gây tử vong chính cho bệnh nhân.
Mới đây trong Hội thảo khoa học “Nâng cao hiệu quả điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính’ được tổ chức tại Bệnh viện Bạch Mai, PGS TS Phan Thu Phương - Giám đốc Trung tâm hô hấp BV Bạch Mai có bài giới thiệu về chủ đề tối ưu hóa thuốc giãn phế quản ngắn trong điều trị đợt cấp CODP” trong đó có vai trò của sự phối hợp thuốc Cường beta 2 tác dụng ngắn (SABA) và thuốc kháng cholinergic tác dụng ngắn (SAMA) trong xử trí đợt cấp COPD.
Mục tiêu điều trị của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là giúp làm giảm các triệu chứng và giảm nguy cơ đợt cấp, trong đó thuốc giản phế quản có vai trò rất lớn trong cải thiện chất lượng cuộc sống và hạn chế sự tiến triển của bệnh.
PGS TS Phan Thu Phương cho biết, tùy mức độ nặng của bệnh tắc nghẽn, sự có sẵn của thuốc, tác dụng phụ mà có cách điều trị khác nhau. Theo khuyến cáo của Bô Y tế trong việc lụa chọn SABA + SAMA trong điều trị đợt cấp COPD về liều dùng SAMA + SABA như sau:
Đợt cấp nhẹ: thì dùng Fenoterol hydrobromide, Ipratropium x 3 lần/1 ngày khí rung chia 3 lần hoặc ipratropium và salbutamol nang 2,5ml x 3-6 nang/1 ngày khí rung chia 3 lần
Đợt cấp nặng: Tăng số lần xịt hoặc các thuốc khí rung giãn phế quản lên 6 - 8 lần với các thuốc giãn phế quản cường beta 2 -adrenergicphối hợp với thuốc kháng cholinergic.
Ảnh PGS.TS. Phan Thu Phương - Giám đốc TT Hô hấp - BV Bạch Mai chia sẻ trong buổi Hội thảo
Theo PGS TS Phan Thu Phương, có 3 nhóm thuốc thường dùng nhất để điều trị đợt cấp COPD bao gồm:
Các thuốc giãn phế quản: Các thuốc cường beta2 tác dụng ngắn dạng hít vẫn được khuyến cáo, kèm hoặc không kèm với thuốc kháng cholinergic tác dụng ngắn, là các thuốc giãn phế quản khởi đầu trong điều trị đợt cấp COPD.
Corticosteroids: Dữ liệu từ các nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng glucocorticoid đường toàn thân trong đợt cấp COPD làm giảm thời gian hồi phục và cải thiện chức năng phổi (FEV1). Thuốc cũng cải thiện tình trạng thở oxy, nguy cơ quay lại đợt cấp sớm, thất bại điều trị và độ dài thời gian nhập viện.
Kháng sinh: SABA và SAMA vẫn giữ vai trò chính trong việc điều trị triệu chứng và tắc nghẽn đường dẫn khí trong đợt kịch phát. Không có bằng chứng cho thấy có sự khác biệt giữa các SABA khác nhau về việc cải thiện chức năng phổi (ñFEV1 cải thiện từ 150 - 250 ml) sau 90 phút. Hiệu quả của SABA bắt đầu sau 5 phút và đạt hiệu quả tối đa sau 30 phút. Trái lại, Ipratropium bromide bắt đầu có hiệu quả sau 10 - 15 phút và đạt hiệu quả tối đa sau 30 - 60 phút. Hiệu quả giãn phế quản giảm sau 2 - 3 giờ nhưng cũng có thể kéo dài 4-6 giờ phụ thuộc vào từng bệnh nhân.
Theo PGS TS Phan Thu Phương, điều trị phối hợp SABA/SAMA cho thấy hiệu quả hơn điều trị từng thành phần đơn lẻ. Trong đợt cấp dạng kết hợp SABA/SAMA không cho thấy những lợi ích cộng thêm. SABA vẫn là liệu pháp chính trong đợt cấp COPD vì khởi phát tác dụng nhanh và hiệu quả trong việc giãn phế quản. Quản lý tại nhà, thuốc này thường dùng ở dạng MDI với buồng đệm và có thể kết hợp với SAMA. SAMA là thuốc giãn phế quản hiệu quả trong đợt cấp COPD và nó thường được dùng ở dạng phối hợp với SABA
Vài nghiên cứu cho thấy dạng kết hợp SABA/SAMA có hiệu quả giãn phế quản tốt hơn từng thuốc riêng lẻ trên đợt kịch phát COPD hoặc COPD giai đoạn ổn định. Tuy nhiên kết quả này không phổ quát và các nghiên cứu khác không cho thấy hiệu quả cộng thêm trong đợt kịch phát COPD.
Để điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đạt hiệu quả tốt nhất, chúng ta cần đến với các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu của Bệnh viên Bạch Mai - Hà Nội để được tư vấn và chữa bệnh kịp thời, không để xảy ra các hậu quả đáng tiếc.