- Home
- Giới thiệu
- Tuyển sinh
- Đào tạo chính quy
- Đào tạo liên tục
- Chỉ đạo tuyến
- TT mô phỏng
- Thư viện
- Telehealth
- Y học trực tuyến
- HỘI THẢO KHOA HỌC BỆNH VIỆN BẠCH MAI LẦN THỨ 32
Theo thống kê của CDC Việt Nam, đứng đầu trong mười nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho người Việt Nam là bệnh lý tim mạch. Trong đó bệnh động mạch vành là bệnh lý rất đáng để lưu tâm và có tỷ lệ mắc phải rất cao. Ngày 15/12/2020 Trung tâm Đào tạo – Chỉ đạo tuyến và Nghiên cứu khoa học tổ chức buổi đào tạo y khoa với chủ đề “Bệnh động mạch vành những điều bệnh nhân cần biết” với mục đích phổ biến rộng rãi kiến thức về bệnh lý động mạch vành đến tất cả người dân. Tại buổi đào tạo TS. BS. Phạm Thị Tuyết Nga – Trưởng phòng C2, Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai và THS. BS. Trần Tuấn Việt – Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai đã có những chia sẻ rất hữu ích về bệnh động mạch vành như các biểu hiện thường gặp của bệnh động mạch vành và cơn nhồi máu cơ tim cấp, cách xử trí khi có cơn đau thắt ngực, các yếu tố nguy cơ của bệnh cũng như phòng ngừa bệnh động mạch vành
Động mạch vành là hệ thống mạch máu nuôi dưỡng tim bao gồm 2 nhánh động mạch vành lớn là động mạch vành phải (đưa máu đi nuôi dưỡng tâm thất phải) và động mạch vành trái (đưa máu đi nuôi dưỡng tâm thất trái). Thông thường đối với những người khỏe mạnh, 2 động mạch vành này luôn thông thoáng để cung cấp đủ máu cho cơ tim làm việc hiệu quả. Theo ESC (2019) bệnh động mạch vành (CAD) là một quá trình tiến triển bệnh lý đặc trưng bởi sự lắng đọng tích lũy của mảng vữa xơ tại những ĐM vành nằm ở ngoại mạc có thể gây ra tắc nghẽn động mạch hoặc không”.
Sự tắc nghẽn động mạch vành là sự tích lũy của các mảng xơ vữa sẽ càng ngày dầy lên âm thầm trong một khoảng thời gian dài. Khi động mạch vành bị tắc nghẽn sẽ dẫn đến các triệu chứng như các cơn đau thắt ngực, bệnh lý nhồi máu cơ tim cấp hoặc suy tim… Bệnh lý động mạch vành bao gồm 2 loại chính:
Biểu hiện điển hình của bệnh động mạch vành là các đơn đau thắt ngực thường xuất hiện sau gắng sức, xúc cảm và có vị trí đau ở sau xương ức và lan ra vai – tay và hàm dưới. Những cơn đau thường kéo dài từ 3 – 20 phút và giảm giảm đau khi nghỉ ngơi hoặc sau sử dụng thuốc Nitrate. Khi có cơn đau thắt ngực người bệnh thường vã mồ hôi, khó thở, nôn, chóng mặt, mệt mỏi. Đặc biệt đối với những cơn đau thắt ngực không ổn định: (1) xuất hiện cả khi nghỉ ngơi, (2) xuất hiện thường xuyên và kéo dài hơn, (3) không đáp ứng với thuốc hay nghỉ ngơi và có xu hướng nặng lên theo thời gian. Theo Hội tim mạch Canada (CCS) có 04 mức độ đau thắt ngực:
Độ 1: Đau ngực khi gắng sức nặng. Hoạt động thể lực bình thường không gây đau thắt ngực (đi bộ, leo thang). Đau thắt ngực chỉ xuất hiện khi gắng sức mạnh hoặc kéo dài
Độ 2: Đau ngực khi gắng sức vừa. Bắt đầu có hạn chế do đau ngực khi hoạt động thể lực bình thường (đi bộ nhanh hoặc xa >2 dãy nhà, leo cầu thang nhanh hoặc >1 tầng gác). Đau thắt ngực có thể nặng lên sau ăn, gặp lạnh hoặc xúc động mạnh.
Độ 3: Đau ngực khi gắng sức nhẹ. Hạn chế đáng kể hoạt động thể lực bình thường do đau thắt ngực (đau thắt ngực xuất hiện khi leo bộ 1 tầng gác hoặc đi bộ dãy nhà).
Độ 4: Đau ngực khi nghỉ ngơi. Hoạt động thể lực bình thường nào cũng gây đau thắt ngực. Đau thắt ngực xuất hiện ngay khi làm việc/gắng sức nhẹ hoặc lúc đang nghỉ
Vậy khi có biểu hiện của cơn đau thắt ngực chúng ta cần xử trí như sau:
Cuối buổi đào tạo các chuyên gia cũng nhấn mạnh bệnh mạch vành nguy hiểm nhưng có thể dự phòng được bằng cách thay đổi lối sống và kiểm soát các yếu tố nguy cơ như Tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn Lipid máu. Trong trường hợp bệnh nhân đã mắc bệnh mạch vành cần hiểu về bệnh, cách phát hiện triệu chứng, và tuân thủ chế độ thuốc cũng như lối sống lành mạnh theo chỉ dẫn của bác sĩ
Bài: Ngoc Lan