- Home
- Giới thiệu
- Tuyển sinh
- Đào tạo chính quy
- Đào tạo liên tục
- Chỉ đạo tuyến
- TT mô phỏng
- Thư viện
- Telehealth
- Y học trực tuyến
- HỘI THẢO KHOA HỌC BỆNH VIỆN BẠCH MAI LẦN THỨ 32
Nâng tầm giao tiếp, ứng xử cho các cán bộ y tế tại tỉnh Thanh Hóa
Lê Tuấn và nhóm cộng sự
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử là gì? Là hoạt động giao tiếp, tiếp xúc, trao đổi bằng lời nói giữa người với người. Trong hoạt động đó hai hoặc nhiều bên sẽ trao đổi, chia sẻ thông tin liên lạc và cảm xúc với nhau để đạt được mục đích cuối cùng trong giao tiếp; đồng thời ứng xử là cách để con người sử dụng trao đổi với nhau sao cho hiệu quả, hài hòa và phù hợp nhất hướng tới mục đích cao cả đó chính là chữa bệnh cứu người, chăm sóc sức khỏe. Đơn cử trong quá trình thăm khám bệnh nhân nếu người bệnh có dấu hiệu mệt mỏi, đau đớn thì các cán bộ y tế nên thể hiện thái độ nhẹ nhàng, hỏi han, chia sẻ những điều cần thiết để giảm lo âu, lo lắng của người bệnh. Trong những trường hợp như trên nếu cán bộ y tế có thái độ hờ hững, lạnh nhạt hoặc có thể quát tháo người bệnh thì có thể việc khám chữa bệnh vẫn diễn ra tuy nhiên có thể dẫn đến sự mất bình tĩnh, căng thẳng giữa đôi bên và không đạt được mục đích mong muốn ban đầu.
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử rất khó để có thể nghe lý thuyết và thực hành một cách suôn sẻ thì cán bộ y tế cần có hiểu biết chính xác về những điều mình đang làm và phải cần từ 3 -5 năm để một cán bộ có thể triển khai tốt kỹ năng giao tiếp, ứng xử. Chỉ khi chúng ta dành toàn bộ tâm sức, tâm huyết vào sự chủ động của mình thì đó chính là kỹ năng tốt. Đơn cử trong một đơn vị y tế nếu họ bắt các cán bộ y tế cúi đầu chào bệnh nhân thì theo thời gian các cán bộ sẽ làm theo thói quen tuy nhiên thực tế khuôn mặt của họ biểu lộ trạng thái không cảm xúc vì điều đó không bắt nguồn từ chính tâm hồn của họ. Do vậy để có thể có kỹ năng giao tiếp và ứng xử tốt thì các cán bộ y tế cần có một phương thức giao tiếp chuyên nghiệp, hợp lý, hài hòa và cần giải thích rõ ràng cho người bệnh hiểu lý do vì sao nên làm như vậy với một tâm thái yêu nghề, suy nghĩ về người bệnh.
ThS. Nguyễn Thị Anh – Phó Trưởng phòng Điều dưỡng đang trao đổi với học viên về kỹ năng giao tiếp
Nhận thấy tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp ứng xử là một kỹ năng rất quan trọng và cần thiết trong hoạt động truyền thông, quảng bá, chăm sóc điều trị bệnh nhân tại đơn vị. Ban lãnh đạo Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp cùng lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai tổ chức khóa đào tạo kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho hơn 40 cán bộ y tế của đơn vị nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng và nhận thức của các cán bộ.
Sau khi kết thúc khóa học, đại diện ban lãnh đạo của Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới ThS. Nguyễn Thị Anh – Phó Trưởng phòng Điều dưỡng của Bệnh viện Bạch Mai đã chia sẻ rất nhiều kiến thức bổ ích về kỹ năng giao tiếp ứng xử cho cán bộ y tế của đơn vị